Về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc
Tác giả: Mai Thanh Hải
Có nhiều cách hiểu sai lạc về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc và càng sai lệch về “Tam giáo đồng nguyên” ở nước ta. Ví dụ: từ điển Cao Đài ( xuất hiện “miễn phí” trên Internet từ dăm năm nay, giải thích (trích yếu) như sau:
“Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo... cùng một gốc, gốc đó là Đức Chúa Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng Cao Đài. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên có từ thời nhà Tống bên Tàu, cách nay khoảng 1.100 năm. Lão giáo thì cho vạn vật đều có nguồn gốc là Đạo, cuộc đời là phù vân, hơi đâu mà lo nghĩ. Phật giáo thì cho vạn vật do Chân như mà ra, sắc với không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chớ không có thực. Nho giáo thì cho sự biến hóa trong Vũ trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái cực mà ra. Thành thử cái gốc của Tam giáo vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Tóm lại, ở Trung Hoa, Tam giáo vốn đồng nguyên, nhưng về cách lập giáo và thuyết minh của mỗi giáo có khác, làm cho người ta lầm tưởng Tam giáo khác hẳn nhau”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét